HƯỚNG DẪN TIÊU HUỶ, KHỬ TRÙNG TIÊU ĐỘC PHÒNG CHỐNG DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI
Trên địa bàn xã đang có Bệnh dịch tả lợn châu, UBND xã khuyến cáo yêu cầu thực hiện tiêu huỷ, khử trung tiêu độc phòng chống dịch bệnh
Để chủ động phòng và chống dịch
bệnh Dịch tả lợn châu Phi, người chăn nuôi cần phải thực hiện nghiêm các biện
pháp như sau:
-Thực hiện 06 không:
+ Không giấu dịch;
+ Không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết;
+ Không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, lợn chết;
+ Không vứt lợn ra môi trường;
+ Không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt
+ Không sử dụng nước ao hồ, kênh mương chưa qua xử lí dùng để tắm và cho lợn uống.
- Thực hiện nghiêm ngặt các biện
pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi; không cho lợn ăn thức ăn thừa từ quán
ăn, nhà hàng…; hạn chế khách tham quan, hạn chế cho thương lái vào khu vực chăn
nuôi. Trong trường hợp phải đi vào chuồng nuôi cần phải thay trang phục và mang
ủng hoặc giày dép của trại, đồng thời thực hiện tiêu độc khử trùng cho người,
dụng cụ và phương tiện. Tại chuồng nuôi, cần vệ sinh, tiêu độc khử trùng ít
nhất 1 lần/tuần. Đối với phương tiện vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn, cần vệ
sinh, tiêu độc khử trùng trước và sau khi ra, vào khu vực chăn nuôi.
- Khử trùng
tiêu độc và tiêu huỷ lợn ốm, chết:
Tổ chức tiêu hủy lợn mắc bệnh,
lợn chết trong vòng 24 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm khẳng định dương
tính với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, cụ thể:
+ Các dụng
cụ sử dụng và phương tiện vận chuyển trongquá trình tiêu huỷ lợn phải được khử
trùng trước khi rời khỏi chủ hộ, trại có lợn tiêu huỷ và sau khi chôn lấp.
+ Gia súc
mắc bệnh trước lúc tiêu huỷ phải được làm chết, quá trình vận chuyển phải dùng
bạt lót hoặc ni lông gói kín, phun hóa chất khử trùng, tránh làm rơi vãi, lây
rắc mầm bệnh trên tuyến đường vận chuyển tiêu huỷ.
+ Đào hố sâu
ít nhất 2-3m, chiều dài và chiều rộng tuỳ theo số lượng lợn cần tiêu huỷ; cho
lợn mắc bệnh, chết xuống hố, rạch bụng, phun thuốc sát trùng hoặc vôi bột lên
bề mặt lợn và lấp đất khoảng cách từ lợn lên miệng hố chôn tối thiểu 1m, nện
đất trên bề mặt thật chặt sau đó phun thuốc sát trùng, tiêu độc xung quanh vị
trí chôn lấp.
+ Tổ chức
việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 01 lần/ngày trong vòng 1 tuần
đầu tiên; 03 lần/tuần trong 2 tuần tiếp theo trong vùng bị dịch uy hiếp; tổng
vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 01 lần/tuần trong vòng 1 tháng trong vùng
đệm. Hoá chất sử sụng để khử trùng tiêu độc là những hoá chất được bán trên
thị trường như: Hoá chất diệt ruồi, muỗi, ve, mòng (Hantox, Deltox…); Hoá chất
diệt vi rút, vi khuẩn (Benkocid
Han-Iodine, Vikon…). Ngoài ra còn có vôi bột rải các bề mặt nền chuồng,
lối ra vào chuồng trại… thành chuồng và nền chuồng hoà thành nước vôi quét trực
tiếp lên các bề mặt, các kẽ, góc chuồng nuôi, lối đi...
Trên đây là những nội dung hướng dẫn thực hiện tiêu huỷ khử trung tiêu
độc về phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn xã
trong giai đoạn hiện nay. UBND xã hướng dẫn và yêu cầu BCH các thôn thông báo tuyên truyền rộng rãi để nhân dân biết avf thực hiện.